KHÁM PHÁ TẾT ÂM LỊCH TRÊN ĐẢO LÝ SƠN

Banner

Phần 3: Lễ Hội Đua Thuyền Truyền Thống

Sau khi trải qua những hoạt động vui tết trong ba ngày đầu năm, thì ngày thứ tư (tức mùng 4 âm lịch) là ngày mà mọi người dân trên đảo háo hức đón chờ nhất, bởi vì ngày này là ngày đầu tiên của năm mới diễn ra lễ hội đua thuyền.

Đua thuyền là một lễ truyền thống đã tồn tại rất lâu đời trên đảo Lý Sơn. Theo văn tế cúng “bát tổ” (8 vị tổ) và “thất tộc” (7 vị tiền hiền), thì lễ hội đua thuyền ở Lý Sơn bắt đầu từ năm 1826 cho đến bây giờ. Lễ hội sẽ kéo dài trong 5 ngày, từ ngày mùng 4 đến mùng 7 tháng Giêng là tổ chức bơi đua riêng bốn thuyền ở mỗi xã (An Vĩnh và An Hải), và vào ngày mùng 8 là các thuyền ở hai xã sẽ gặp nhau tranh tài tại Bến Đình (An Vĩnh).

 

trai nghiem Ly Son
“Dân bơi” của các đội thuyền đang trong thời gian chờ đợi đến giờ đua.

Bốn thuyền là đại diện là cho tứ linh mà người dân địa phương gọi là “Rồng, Phụng, Qui, Lân”. Mục đích lễ hội nhằm cầu an mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người dân ấm no hạnh phúc. Ngoài ra lễ hội không những tạo không khí vui xuân cho cư dân trên đảo và du khách mà còn tưởng nhớ về cội nguồn tổ tiên, các bậc tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cư và đội hùng binh Hoàng Sa đã quên mình ra cắm mốc, dựng bia chủ quyền Tổ quốc trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

 

trai nghiem Ly Son
Làm lễ trình báo các bậc tiền hiền khai khẩn.

Vào ngày này hầu hết mọi nhà trên đảo đều thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị nấu nướng thức ăn cúng vái ông bà tổ tiên lần cuối kể từ ngày 30 tết. Đến sắp trưa là hoạt động cúng vái đã xong và mọi người đều đã “căng bụng” chuẩn bị tinh thần đi lễ hội, cổ vũ hết mình cho đội thuyền của xóm nhà.

 

trai nghiem Ly Son
Người dân có mặt từ rất sớm trước khi cuộc đua diễn ra.

 

trai nghiem Ly Son
Những đội thuyền đang đua hết sức lực khi hiệu lệnh vừa vang lên từ tiếng trống của ban tổ chức.

Không giống như những lễ hội đua thuyền khác ở sông hồ, vì là trường đua ở ngoài biển nên ảnh hưởng của sóng đến các đội thuyền là rất lớn, cộng thêm với độ dài trường đua khoảng (800 – 1000 m) và đường đi cong quẹo nên đòi hỏi người bơi phải khéo léo dẻo dai và sức lực bền bỉ. Các thuyền phải bơi với tổng độ dài gấp 4 lần trường đua để về đích mà người dân hay gọi với cái tên địa phương là “bốn vòng, tám dạo”.

trai nghiem Ly Son trai nghiem Ly Son

Để giới hạn trường đua, ban tổ chức lễ hội cho cắm hoa tiêu bằng cây và cắm cờ trên cây đó tượng trưng cho cột mốc của mỗi đội thuyền đua.

trai nghiem Ly Son
Hình ảnh các đội thuyền đang rẽ qua hoa tiêu giới hạn.

Vòng cuối thường là vòng hấp dẫn nhất, đăc biệt được biết mấy năm trở lại đây phong độ đua của các đội ngang tài ngang sức nhau nên cuộc đua thường thú vị đến giây phút cuối cùng.

trai nghiem Ly Son
Hình ảnh đội thuyền Lân (Liên) cán đích sau bốn vòng đua.
trai nghiem Ly Son
Các chàng trai “dân bơi” sau khi kết thúc cuộc đua.

 

Du8

 

 

 

 

Rate this post