Về phố cổ Hội An nghe hát bài chòi

Banner

Nếu đã có dịp ghé thăm dải đất miền Trung thân yêu của chúng mình thì không thể bỏ qua phố cổ Hội An ( Tỉnh Quảng Nam) được nhé. Ở nơi ấy như một “bảo tàng sống” về văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó nghệ thuật diễn xướng hô hát bài chòi có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây.

Trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, tình yêu bài chòi của người dân phố Hội luôn tuôn chảy và đang được những thế hệ hôm nay giữ gìn và phát huy.
bai-choi-hoi-an-6
Thật thiếu sót nếu bạn bỏ lỡ dịp nghe hát bài chòi dân gian được giữ và luôn tục phát huy từ xưa đến giờ. Thế nhắc đến bài chòi thì phải giải thích ngay cho người đọc được hiểu “bài chòi” là gì chứ nhỉ?

Bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng ở miền Trung Việt Nam, về sau đã được phát triển thành một loại hình sân khấu ca kịch. Hội này thường được tổ chức ở làng quê vào dịp tết Nguyên đán. Người ta dựng 9 hoặc 11 chòi, chia thành 2 bên, mỗi bên 5 chòi, mỗi chòi cao độ 2-3m, rộng đủ vài ba người ngồi và một chòi trung tâm (chòi mẹ) ở giữa dành cho các vị chức sắc địa phương.

bai-choi-hoi-an-4
Bài chòi có 2 loại hình là hát bài chòi và trò chơi bài chòi, với 4 làn điệu cơ bản là xàng xê, xuân nữ, hồ quảng và cổ bản.

Hô hát và biểu diễn bài chòi từ lâu đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của người dân phố hội. Vì vậy, các nghệ sỹ, nhạc sỹ  đã sáng tạo và bổ sung nhiều bài dân ca, điệu hò câu lý đậm chất dân ca truyền thống như hò Khoan, hò Chèo thuyền, vè Quảng, hát Ru con.
bai-choi-hoi-an-2

Bộ bài để đánh bài chòi là bộ bài tam cúc cải tiến, gồm 33 lá với những tên chuyển thành nôm na như: “nhứt nọc, nhì nghèo, ông ầm, thằng bí, lá liễu v.v”  được vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Mỗi thẻ tre dán ba con bài, không trùng lặp nhau. Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) và chị hiệu xốc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến.
bai-choi-hoi-an-3

Tuy nhiên ngày nay được phổ biến hàng đêm vào lúc 19h tối sẽ phục vụ cho khách du lịch được biết đến nhiều hơn, tạo sự hứng thú tìm hiểu cho mọi người.

Với đối tượng chơi bài chòi là du khách nước ngoài, sẽ có đội ngũ hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ giải thích nội dung trò chơi và ý nghĩa những câu hát; thậm chí những người chủ trò hiện nay, còn học thêm chút tiếng Anh để có thể đánh vần tên những quân bài ra tiếng nước ngoài cho du khách.

Khi đó người chơi sẽ tự chọn cho mình một chòi để nhận thẻ cờ, phần quà dành cho người thắng cuộc cũng mang đậm dấu ấn Hội An bạn nhé. Những sản phẩm tự tay người dân dồn tình cảm vào trong cũng như những bài hát mang nét quê hương vẫn được giữ mãi không bị mất đi.
bai-choi-hoi-an-1
Ngoài ra những thế hệ đi trước không quên truyền tình yêu dân ca bài chòi cho giới trẻ với mục đích luôn muốn những nét truyền thống được gìn giữ, bên cạnh đó Trung tâm Văn hóa-Thể thao Hội An còn tổ chức một lớp dạy hát bài chòi cho các em nhỏ ngay trên phố cổ, với sự chỉ dẫn trực tiếp của những nghệ sỹ hát bài chòi.
bai-choi-hoi-an

Bài chòi không chỉ là món ăn tinh thần của người dân Hội An nơi đây mà còn là nét độc đáo nghệ thuật từ thời ông cha ta đến bây giờ. Là người trẻ mình vẫn muốn rằng được gìn giữ và truyền tình yêu cho những thế hệ về sau.
Hẳn là bạn sẽ không bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị ở mảnh đất chứa chan tình cảm chất phác như nơi này chứ?

Địa điểm: Phố cổ Hội An
Thời gian: 19h00 các ngày trong tuần
Giá cả      : 20.000 VNĐ/ thẻ bài

Lê Mây

Rate this post